Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015
Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014
Càng nhiều khó khăn càng tạ ơn
Càng nhiều khó khăn càng tạ ơn
."4Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui mừng đi.” (Phi-lip 4:4)
Sứ đồ Phao-lô nói: " Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn.” chớ ông không nói chỉ vui vẻ trong những lúc tốt lành không mà thôi. Vui mừng ngay cả khi thời buổi khó khăn, Kinh Thánh dạy chúng ta có thể vui vẻ nếu chúng ta theo nguyên tắc đơn giản này:
Đừng lo lắng về bất cứ điều gì.
Lo lắng không thay đổi bất cứ điều chi. Chúng ta không sinh ra để lo lắng. Lo lắng là một phản ứng hay kinh nghiệm mà chúng ta đã học được từ cha mẹ, qua các đồng nghiệp hay bạn bè của mình.
Nếu chúng ta học lo lắng được thì chúng ta cũng học từ bỏ lo lắng được phải không?
Làm thếnào để bạn loại bỏ nó?
Chúa Jesus nói trong Ma-thi-ơ 6:34,
34 Vậy,chớ lo lắng chi về ngày mai; vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy.
Chúa có ý nói rằng đừng mở chiếc ô ( câu dù) của mình cho đến khi nó bắt đầu mưa. Sống trong Chúa cho từng mỗi một ngày, như Ma-na Chúa đã đổ xuống nuôi dân sự từng ngày một khi họ đi trong đồng vắng! Ngài cấm không được dự trử nó.
Thay vì lo lắng, hãy sử dụng thời gian của mình để cầu nguyện và cảm tạ về tất cả mọi thứ. Nếu bạn cầu nguyện nhiều như cách bạn lo lắng, bạn sẽ có rất nhiều về sự “ít phải lo lắng”. Chúa có quan tâm đến tiền đổ xăng xe? Vâng. Ngài có quan tâm đến từng chi tiết của cuộc sống bạn. Điều đó có nghĩa là bạn có thể trình lên Chúa bất kỳ vấn đề chi bạn đang đối diện.
Tạ ơn Chúa trong mọi sự.
Khi bạn cầu nguyện, hãy ngợi khen Chúa và tạ ơn. Cảm xúc lành mạnh nhất của con người trong cách sống được bày tỏ qua thái độ. Nó giúp cho bạn có sức mạnh đề kháng với lo lắng và chống lại với tất cả bệnh tật. Những người biết ơn là những người hạnh phúc. Nhưng những người vô ơn là những người khổ sở! Tại sao? Vì không có gì làm cho họ hạnh phúc. Họ luông càm ràm, không bao giờ hài lòng. Họ không biết thế nào là đủ. Vì vậy, nếu bạn trau dồi thái độ của lòng biết ơn trong tất cả mọi tình huống, nó sẽ giúp làm giảm căng thẳng trong cuộc sống của bạn.
Hãy suy nghĩ về những điều đúng đắn.
Nếu bạn muốn giảm bớt mức độ căng thẳng trong cuộc sống của bạn, bạn phải thay đổi cách bạn suy nghĩ? bởi vì cách bạn suy nghĩ quyết định cách bạn cảm xúc. Và cách bạn cảm xúc sẽ quyết định cách bạn hành động. Kinh Thánh dạy rằng, nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống, bạn cần phải thay đổi những gì bạn đang suy nghĩ đến nó. Điều này liên quan ý thức của lựa chọn để suy nghĩ về những điều đúng đắn. Chúng ta cần phải chọn để suy nghĩ về những điều tích cực và Lời Chúa. Vì lời Ngài là sự bình an- và Hy vọng.
Kết quả của sự không lo lắng, cầu nguyện và cảm tạ về tất cả mọi thứ, tập trung vào những điều đúng đắn là gì? Phao-lô nói sau đó chúng ta sẽ có kinh nghiệm
"Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jesus Christ."(Phi-líp4: 7).
Hãytự hỏi
Điều gì đang làm bạn lo lắng? Hãy thành thật nói chuyện với Chúa về những điều đó và tại sao bạn lo lắng.
Nếu bạn cầu nguyện nhiều như bạn lo lắng, làm thế nào để bạn nghĩ rằng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi?
Bạn đang suy nghĩ nhiều nhất về điều gì? Bạn nghĩ Chúa muốn bạn suy nghĩ về điều chi? Có hai điều này có sự liên kết? Nếu không, thì tại sao?
Sứ đồ Phao-lô nói: " Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn.” chớ ông không nói chỉ vui vẻ trong những lúc tốt lành không mà thôi. Vui mừng ngay cả khi thời buổi khó khăn, Kinh Thánh dạy chúng ta có thể vui vẻ nếu chúng ta theo nguyên tắc đơn giản này:
Đừng lo lắng về bất cứ điều gì.
Lo lắng không thay đổi bất cứ điều chi. Chúng ta không sinh ra để lo lắng. Lo lắng là một phản ứng hay kinh nghiệm mà chúng ta đã học được từ cha mẹ, qua các đồng nghiệp hay bạn bè của mình.
Nếu chúng ta học lo lắng được thì chúng ta cũng học từ bỏ lo lắng được phải không?
Làm thếnào để bạn loại bỏ nó?
Chúa Jesus nói trong Ma-thi-ơ 6:34,
34 Vậy,chớ lo lắng chi về ngày mai; vì ngày mai sẽ lo về việc ngày mai. Sự khó nhọc ngày nào đủ cho ngày ấy.
Chúa có ý nói rằng đừng mở chiếc ô ( câu dù) của mình cho đến khi nó bắt đầu mưa. Sống trong Chúa cho từng mỗi một ngày, như Ma-na Chúa đã đổ xuống nuôi dân sự từng ngày một khi họ đi trong đồng vắng! Ngài cấm không được dự trử nó.
Thay vì lo lắng, hãy sử dụng thời gian của mình để cầu nguyện và cảm tạ về tất cả mọi thứ. Nếu bạn cầu nguyện nhiều như cách bạn lo lắng, bạn sẽ có rất nhiều về sự “ít phải lo lắng”. Chúa có quan tâm đến tiền đổ xăng xe? Vâng. Ngài có quan tâm đến từng chi tiết của cuộc sống bạn. Điều đó có nghĩa là bạn có thể trình lên Chúa bất kỳ vấn đề chi bạn đang đối diện.
Tạ ơn Chúa trong mọi sự.
Khi bạn cầu nguyện, hãy ngợi khen Chúa và tạ ơn. Cảm xúc lành mạnh nhất của con người trong cách sống được bày tỏ qua thái độ. Nó giúp cho bạn có sức mạnh đề kháng với lo lắng và chống lại với tất cả bệnh tật. Những người biết ơn là những người hạnh phúc. Nhưng những người vô ơn là những người khổ sở! Tại sao? Vì không có gì làm cho họ hạnh phúc. Họ luông càm ràm, không bao giờ hài lòng. Họ không biết thế nào là đủ. Vì vậy, nếu bạn trau dồi thái độ của lòng biết ơn trong tất cả mọi tình huống, nó sẽ giúp làm giảm căng thẳng trong cuộc sống của bạn.
Hãy suy nghĩ về những điều đúng đắn.
Nếu bạn muốn giảm bớt mức độ căng thẳng trong cuộc sống của bạn, bạn phải thay đổi cách bạn suy nghĩ? bởi vì cách bạn suy nghĩ quyết định cách bạn cảm xúc. Và cách bạn cảm xúc sẽ quyết định cách bạn hành động. Kinh Thánh dạy rằng, nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống, bạn cần phải thay đổi những gì bạn đang suy nghĩ đến nó. Điều này liên quan ý thức của lựa chọn để suy nghĩ về những điều đúng đắn. Chúng ta cần phải chọn để suy nghĩ về những điều tích cực và Lời Chúa. Vì lời Ngài là sự bình an- và Hy vọng.
Kết quả của sự không lo lắng, cầu nguyện và cảm tạ về tất cả mọi thứ, tập trung vào những điều đúng đắn là gì? Phao-lô nói sau đó chúng ta sẽ có kinh nghiệm
"Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jesus Christ."(Phi-líp4: 7).
Hãytự hỏi
Điều gì đang làm bạn lo lắng? Hãy thành thật nói chuyện với Chúa về những điều đó và tại sao bạn lo lắng.
Nếu bạn cầu nguyện nhiều như bạn lo lắng, làm thế nào để bạn nghĩ rằng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi?
Bạn đang suy nghĩ nhiều nhất về điều gì? Bạn nghĩ Chúa muốn bạn suy nghĩ về điều chi? Có hai điều này có sự liên kết? Nếu không, thì tại sao?
Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014
Câu gốc Tĩnh nguyện mỗi ngày "Oneway.vn"
TNHN | 16.11.2014 | Giương Cao Thập Tự Giá
Giương Cao Thập Tự Giá
Ở đây Phao-lô nói rằng: “Tôi là kẻ ngu dại, là một tội nhân và là kẻ yếu đuối. Tôi khoe mình về sự chịu khổ tôi. Tôi khoe rằng tôi không có luật pháp, không có việc làm, không có sự công chính đến từ luật pháp, và cuối cùng, tôi không có bất kì điều gì ngoài Đấng Christ. Tôi muốn được đi theo đường lối này. Tôi sung sướng vì tôi vốn không khôn ngoan, xấu xa và tội lỗi nhất trong hết thảy tội phạm.” Như Phao-lô nói với người thành Cô-rinh-tô: “Vì vậy, tôi rất vui mừng tự hào về những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi.” (II Cô-rinh-tô 12:9). Vì thập tự giá của Đấng Christ đã lên án mọi điều mà thế gian cho là tốt đẹp, bao gồm cả sự khôn ngoan và công bình. Như Kinh Thánh có chép:“Ta sẽ triệt hạ sự khôn ngoan của người khôn ngoan, tiêu trừ sự thông thái của người thông thái.” (I Cô-rinh-tô 1:19). Đấng Christ phán: “Phước cho các con khi vì Ta mà các con bị mọi người nhục mạ, bắt bớ, vu cáo đủ mọi điều xấu.” (Ma-thi-ơ 5:11). Vì thế, điều này không chỉ có nghĩa là chịu đóng đinh với Đấng Christ, chia sẻ thập tự giá và sự đau đớn với Ngài, nhưng còn phải khoe về điều đó và vui sướng đồng hành cùng các sứ đồ, những người được xem là xứng đáng chịu nhục để nói về Chúa Giê-xu nữa (Công vụ 5:41).
Tuy nhiên một số người lại tìm kiếm vinh dự, giàu sang và niềm vui trong danh Chúa Giê-xu. Họ vất vả chạy trốn sự khinh thường, nghèo đói và đau khổ. Vậy họ có khoe mình về thập giá của Đấng Christ không? Không. Thay vào đó, họ cảm thấy hãnh diện trên thế gian khi lấy danh Đấng Christ để bao che cho vẻ bề ngoài của họ. Để rồi cuối cùng họ chỉ làm nên sự nhạo báng cho danh Ngài
_______________________________________________________________________________________________
TNHN | 17.11.2014 | Thật Khó Để Hiểu
Thật Khó Để Hiểu
Phân đoạn Kinh Thánh này cho thấy cách dân Y-sơ-ra-ên than phiền về những điều Chúa Giê-xu giảng dạy. Họ nghĩ Ngài thật nực cười và ngớ ngẩn khi phán rằng: Ngài từ trời xuống và sẽ ban sự sống đời đời cho những ai tin Ngài. Sau cùng, họ biết cha Ngài là Giô-sép và mẹ Ngài là Ma-ri. Họ phàn nàn vì họ nghĩ Ngài hoặc đang nói dối quá đáng hoặc Ngài thực chất là một kẻ khờ. Tại sao Ngài lại cố gắng thuyết phục mọi người rằng Ngài đến từ trời trong khi cha mẹ Ngài lại sống gần thành Ca-bê-na-um?
Giăng viết điều này như là một lời cảnh báo dành cho mọi người. Khi nói đến lời Chúa và cách Ngài bày tỏ lẽ thật với chúng ta, đừng nên cố gắng hiểu hết tất cả những gì bạn được nghe. Nếu bạn muốn trở thành Cơ Đốc nhân và hiểu được những sự giảng dạy của đức tin Cơ Đốc, thì bạn đừng nên xét đoán giáo lý Cơ Đốc bằng tâm trí mình để xác định chúng có đúng hay không. Thay vì vậy, bạn nên nói rằng: “Tôi sẽ không hỏi làm thế nào mà mọi điều này đều có nghĩa. Tất cả những gì tôi cần biết là: Đây có phải là Lời Chúa hay không. Nếu Chúa phán vậy, thì tôi sẽ làm theo.” Thông thường, tôi hay cảnh báo bạn đừng tranh cãi về những vấn đề tâm linh cao siêu hoặc cố hiểu rõ những điều đó. Vì ngay khi bạn cố gắng định nghĩa những vấn đề này và đặt chúng trong những thuật ngữ bạn có thể hiểu được, có thể bạn sẽ trượt chân và ngã rất đau đấy.
Origen và các giáo phụ khác đã kinh nghiệm điều này. Họ phạm sai lầm khi tiếp cận với những điều quá cao siêu. Họ đã cố gắng kết hợp lý luận, sự công chính thế gian với các giáo lý của đức tin Cơ Đốc. Những sự dạy dỗ này vượt xa lý luận của chúng ta.
Nghe: Bài học 17/11
_______________________________________________________________________________________________\
Kinh Thánh: “Vậy, anh em hãy chuẩn bị tâm trí, hãy tiết độ, đặt hi vọng hoàn toàn vào ân điển sẽ ban cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra.”(1 Phi-e-rơ 1:13)
_______________________________________________________________________________________________\
TNHN | 18.11.2014 | Đối Phó Với Chuyện Thế Tục
Đối Phó Với Chuyện Thế Tục
Áp-ra-ham đã tiến hành một kết ước ràng buộc với vua A-bi-mê-léc. Sự việc này không nên cho qua một cách đơn thuần và hời hợt theo thế tục. Thay vào đó, chúng ta nên cẩn thận chú ý những gì Áp-ra-ham làm ở đây, bởi những điều ấy có thể mang đến nhiều bài học cho chúng ta. Một số người nghĩ rằng Cơ Đốc nhân không nên dính líu đến các vấn đề cộng đồng. Nhưng câu chuyện này đi ngược lại với quan niệm sai lầm đó. Đức Chúa Trời không thiết lập hội thánh để tách rời gia đình và chính quyền, nhưng Ngài muốn hội thánh hỗ trợ hai cộng đồng này. Đó là lý do vì sao Áp-ra-ham, người cha của lời hứa đã không từ chối thề nguyện và bước vào một thỏa thuận thế tục mang tính ràng buộc với vị vua này.
Đừng ai dùng Cơ Đốc giáo như một cớ thuận tiện để không làm việc hoặc nắm giữ một chức vụ trong nhà nước, như là những người theo tôn giáo vẫn thường làm. Vì họ chỉ muốn tránh phục vụ người khác. Nhưng khi tránh điều này, họ đã phớt lờ mạng lệnh của Đức Chúa Trời là yêu Chúa và yêu người. Cuối cùng, họ sẽ nhận được những gì xứng đáng với hành vi giả tạo của mình.
Chúng ta nên xem xét cẩn thận luật pháp Đức Chúa Trời và tấm gương của Áp-ra-ham. Áp-ra-ham không chỉ liên quan đến những chuyện tôn giáo. Ông là một tiên tri của Đức Chúa Trời, nhưng ông cũng giải quyết các vấn đề về chính quyền và về gia đình của mình. Vì vậy, chúng ta cần những nhà lãnh đạo trên thế giới cũng như là trong Hội Thánh. Hội thánh không có quyền bỏ đi cấu trúc gia đình và chính phủ mà thay vào đó phải sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan này.
Nghe: Bài học 18/11
_______________________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________________
TNHN | 19.11.2014 | Hãy Tha Thứ Và Bạn Sẽ Được Tha Thứ
Hãy Tha Thứ Và Bạn Sẽ Được Tha Thứ
Trong phần Kinh Thánh này, có thể một số người sẽ tự hỏi tại sao Đấng Christ lại đính kèm một điều kiện như vậy: “Nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi.” Ngài không kèm theo điều kiện tương tự nào trong các phần còn lại của bài cầu nguyện. Ngài đã có thể phán rằng: “Xin ban bánh cho chúng con mỗi ngày như khi chúng con cho con cái chúng con.” Hoặc là “Đừng để chúng con bị cám dỗ và chúng con sẽ không cám dỗ người khác.” Hoặc “Xin cứu chúng con khỏi điều ác, như khi chúng con cố giúp đỡ người khác.”
Không có phần nào trong bài cầu nguyện có điều kiện kèm theo giống như phần này. Ấn tượng còn lại của chúng ta có lẽ là chúng ta chỉ nhận được sự tha tội mình bằng cách tha thứ cho người khác. Vậy thì điều này có ý nghĩa gì với giáo lý cho rằng sự tha tội chỉ đến qua Đấng Christ và chỉ được nhận bởi đức tin?
Chúa Giê-xu phán lời cầu nguyện này để sự tha thứ của Đức Chúa Trời được liên kết với sự sẵn lòng tha thứ người khác qua chúng ta khiến cho việc yêu thương lẫn nhau trở thành một nhiệm vụ của Cơ Đốc nhân. Chúng ta nên luôn luôn tha thứ cho người khác. Sau đức tin nơi Đấng Christ, yêu thương và tha thứ cho người khác nên là mối quan tâm chính của chúng ta. Đừng nên gây ra nỗi đau cho người khác, mà hãy nhớ tha thứ cho họ ngay cả khi họ khiến chúng ta đau khổ, như chúng ta vẫn thường kinh nghiệm trong đời sống mình. Nếu như chúng ta không sẵn lòng tha thứ, hầu như chúng ta có thể chắc chắn rằng chính mình cũng không được tha thứ. Nếu chúng ta tràn đầy oán hận và thù địch, thì lời cầu nguyện sẽ bị hư hoại và mọi sự cầu xin trong lời ấy cũng sẽ bị từ chối. Chúng ta phải thành lập một cam kết yêu thương mạnh mẽ và bền vững với những Cơ Đốc nhân khác để giữ chúng ta được hiệp một. Khi chúng ta đến với Chúa trong sự cầu nguyện, chúng ta không nên phân chia thành những nhóm tách biệt khác nhau. Thay vào đó, chúng ta hãy để tình yêu thương dẫn dắt, chấp nhận những ý kiến bất đồng và duy trì sự hiệp một.
_______________________________________________________________________________________________
TNHN | 20.11.2014 | Sứ Mệnh Đấng Christ Ở Thế Gian
Kinh Thánh: “Vậy, anh em hãy chuẩn bị tâm trí, hãy tiết độ, đặt hi vọng hoàn toàn vào ân điển sẽ ban cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra.”(1 Phi-e-rơ 1:13)
Sứ Mệnh Đấng Christ Ở Thế Gian
Phúc âm cho chúng ta biết Đấng Christ là ai. Qua đó, chúng ta học biết rằng Ngài là Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Ngài giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, giúp chúng ta thoát khỏi bất hạnh và hòa giải chúng ta với Đức Chúa Cha. Ngài giúp chúng ta trở nên tin kính và cứu chúng ta ra khỏi những việc làm gian ác của mình. Bất cứ ai không nhận biết Đấng Christ theo cách này đều sẽ thất bại. Bởi vì, cho dù bạn đã biết Ngài là Con Đức Chúa Trời, biết Ngài đã chết, sống lại và ngồi bên hữu Đức Chúa Cha, thì bạn vẫn chưa hiểu hết về Đấng Christ. Những tri thức này không giúp ích gì được cho bạn. Nhưng bạn phải biết và tin rằng Ngài đã làm mọi điều này vì cớ bạn
Nghe: Bài học 20/11
Nghe: Bài học 20/11
_______________________________________________________________________________________________
Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014
Ngợi khen Chúa khó lắm
TNHN | 15.11.2014 | Sự Ngợi Khen Nguy Hiểm
Ngày đăng: 15-11-2014 0:00
http://radio.oneway.vn:88/oneway_data/audio/TNHN%20thang%2011%202014/TNHN-14319-SU%20NGOI%20KHEN%20NGUY%20HIEM.mp3(Xin Quí thính giả nhấn nút Play để nghe chương trình)
Kinh Thánh: “Chúa ơi, xin mở môi con, và miệng con sẽ truyền ra sự ca ngợi Chúa” (Thi Thiên 51:15)
Quý thính giả của chuyên mục TNHN thân mến!
Ước ao TNHN với Oneway Media luôn đem lại niềm hứng khởi, tươi mới trong mối tương giao giữa bạn với Chúa mỗi ngày.
Sự Ngợi Khen Nguy Hiểm
Bằng cách cầu xin Chúa mở môi miệng của mình, Đa-vít đã cho thấy việc tạ ơn Đức Chúa Trời là khó khăn thế nào. Cảm tạ là điều Chúa mong muốn ở chúng ta (Thi Thiên 50:14). Nói về Đức Chúa Trời và cảm tạ Ngài nơi công cộng đòi hỏi một lòng can đảm và sức mạnh cực lớn, bởi vì ma quỷ liên tục ra sức ngăn cản chúng ta làm điều này. Nếu chúng ta có thể thấy mọi cạm bẫy của Sa-tan, chúng ta sẽ hiểu tại sao Đa-vít lại cầu xin sức mạnh của Đức Thánh Linh và xin chính Đức Chúa Trời mở miệng ông. Vì ông muốn nói với ma quỷ, thế gian, vua chúa và với tất cả mọi người về Đức Chúa Trời.
Có nhiều điều thường cầm giữ môi miệng của bạn như: nỗi sợ nguy hiểm, hi vọng đạt được điều gì đó, hoặc ngay cả lời khuyên của bạn bè nữa. Ma quỷ thường sử dụng những cách này để ngăn cản chúng ta tạ ơn Chúa. Chính tôi cũng thường kinh nghiệm điều này trong đời sống mình. Tuy nhiên, vào các thời điểm quan trọng, khi sự tôn kính Chúa bị đe dọa, thì Đức Chúa Trời ở bên tôi và mở miệng tôi bất chấp những trở ngại đó. Đức Thánh Linh nhắc nhở chúng ta – giống như Phi-e-rơ đã nói: “Vì chúng tôi không thể không nói về những điều mình đã thấy và nghe” (Công vụ 4:20). Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta bằng nhiều sự thở than (Rô-ma 8:26). Rồi sau đó Đức Chúa Trời mở môi chúng ta để chúng ta có thể công bố sự ngợi khen Ngài.
Bất cứ khi nào Kinh Thánh nói về việc ngợi khen Chúa ngay tại chốn công cộng, là đang nói về điều gì đó cực kì nguy hiểm. Bởi vì công bố sự ngợi khen Chúa chính là chống lại ma quỷ, thế gian, bản chất tội lỗi của chúng ta, và hết thảy mọi điều dữ. Làm sao bạn có thể ngợi khen Chúa mà không tuyên bố thế gian là tội lỗi và những điều thuộc về thế gian phải bị kết án? Hết thảy những ai lên án thế gian đồng nghĩa với việc họ đang đặt bản thân vào một tình thế rất nguy hiểm. Thế nhưng, đừng sợ, vì Chúa vẫn luôn ở cùng chúng ta.
(Theo loạt tài liệu “Chỉ Bởi Đức Tin” – Mục sư Martin Luther)
Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014
1 số thiết bị mạng
Giới thiệu sơ lược về các thiết bị Mạng
ITStudent.net – Trong loạt bài về TCP/IP, chúng ta đã có khái niệm về cách khai báo địa chỉ IP, cấu trúc cơ bản của một địa chỉ IP và Subnetmask cần phải định nghĩa như thế nào. Vì sao cần phải nói tới TCP/IP trong bài giới thiệu về các thiết bị mạng này, là bởi vì các thiết bị mạng là đầu mối liên lạc cho các địa chỉ IP có thể trao đổi thông tin từ nơi này tới nơi khác. Các thiết bị mạng như Thiết bị chuyển mạch (Layer 2 Switch), Thiết bị định tuyến (Router), Multilayer Switch và Thiết bị bảo mật Firewall,... chính là phần trung gian không thể thiếu khi xây dựng mô hình mạng.
Có rất nhiều loại thiết bị làm công việc trung gian để kết nối các máy tính lại với nhau cụ thể như Hub hay Switch cho phép các máy tính trong một mạng cục bộ gọi là LAN (Local Area Network) liên lạc và trao đổi thông tin. Hoặc các thiết bị khác như Router hayMultilayer Switch cho phép các máy tính từ các VÙNG khác nhau có thể kết nối và làm việc với nhau, làm việc trên một mạng rộng hơn hay còn gọi là mạng diện rộng, tên chuyên môn là WAN (Wide Area Network).
Một thiết bị trung gian khá đặc biệt cũng được giới thiệu trong bài biết này đó chính là thiết bị bảo mật hay còn gọi là Firewall, thiết bị này ngoài công việc làm trung gian cho phép các mạng khác VÙNG của nhau có thể liên lạc được với nhau, nó còn có khả năng khác đó chính là kiểm soát sự ra vào của toàn bộ hệ thống mạng.
Một số thông tin sơ lược về thiết bị cùng với một vài hình ảnh minh họa, và ký hiệu tương ứng của chúng trên sơ đồ mạng sẽ giúp chúng ta dễ hình dung hơn về các thiết bị mạng đầu tiên này.
Thiết bị chuyển mạch (Layer 2 Switch)
Switch là thiết bị mạng làm việc ở lớp data link trong mô hình OSI. Trong một hệ thống mạng, các cổng trênswitch thường dùng để kết nối với các thiết bị phục vu người dùng lại với nhau như máy tính, máy in …
Thiết bị định tuyến (Router)
Router là thiết bị dùng để kết nối nhiều mạng (Networks) lại với nhau. Về mặt kỹ thuật, router làm việc ở tầng Network trong mô hình OSI. Nhiệm vụ chính của Router là xây dựng bảng định tuyến (Routing table) và duy trì bảng định tuyến đó (Cập nhật bảng định tuyến khi có sự thay đổi trong các Networks). Router dùng bảng định tuyến để chuyển gói tin đúng nơi cần đến.
Multilayer Switch
Multilayer Switch là thiết bị mạng làm việc ở tầng Data link và Network trong mô hình OSI.
Khác với Switch, Multilayer Switch có khả năng làm việc như Router.
Thiết bị bảo mật Firewall
Firewall là phần mềm hay phần cứng dùng để bảo vệ tài nguyên bên trong vùng mạng nội bộ.
Firewall thường được đặt ở vị trí giao tiếp với các vùng mạng khác (gateway).
Có nhiều thiết bị, phần mềm, phần cứng Firewall của các hãng khác nhau như Cisco, Checkpoint…
Lắp 1 máy tính tương đối chuẩn
Tập 1 - Xác định nhu cầu và lên cấu hình máy tính
[Vietnam's Tech GURU][Video Kỹ thuật]
Tập 2a - Lắp đặt các thành phần cơ bản của máy tính tự lắp ráp[Vietnam's Tech GURU][Video Kỹ thuật]
Tập 2b - Lắp hoàn chỉnh thết bị vào thùng máy
[Vietnam's Tech GURU][Video Kỹ thuật]
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)