TNHN | 16.11.2014 | Giương Cao Thập Tự Giá
Giương Cao Thập Tự Giá
Ở đây Phao-lô nói rằng: “Tôi là kẻ ngu dại, là một tội nhân và là kẻ yếu đuối. Tôi khoe mình về sự chịu khổ tôi. Tôi khoe rằng tôi không có luật pháp, không có việc làm, không có sự công chính đến từ luật pháp, và cuối cùng, tôi không có bất kì điều gì ngoài Đấng Christ. Tôi muốn được đi theo đường lối này. Tôi sung sướng vì tôi vốn không khôn ngoan, xấu xa và tội lỗi nhất trong hết thảy tội phạm.” Như Phao-lô nói với người thành Cô-rinh-tô: “Vì vậy, tôi rất vui mừng tự hào về những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi.” (II Cô-rinh-tô 12:9). Vì thập tự giá của Đấng Christ đã lên án mọi điều mà thế gian cho là tốt đẹp, bao gồm cả sự khôn ngoan và công bình. Như Kinh Thánh có chép:“Ta sẽ triệt hạ sự khôn ngoan của người khôn ngoan, tiêu trừ sự thông thái của người thông thái.” (I Cô-rinh-tô 1:19). Đấng Christ phán: “Phước cho các con khi vì Ta mà các con bị mọi người nhục mạ, bắt bớ, vu cáo đủ mọi điều xấu.” (Ma-thi-ơ 5:11). Vì thế, điều này không chỉ có nghĩa là chịu đóng đinh với Đấng Christ, chia sẻ thập tự giá và sự đau đớn với Ngài, nhưng còn phải khoe về điều đó và vui sướng đồng hành cùng các sứ đồ, những người được xem là xứng đáng chịu nhục để nói về Chúa Giê-xu nữa (Công vụ 5:41).
Tuy nhiên một số người lại tìm kiếm vinh dự, giàu sang và niềm vui trong danh Chúa Giê-xu. Họ vất vả chạy trốn sự khinh thường, nghèo đói và đau khổ. Vậy họ có khoe mình về thập giá của Đấng Christ không? Không. Thay vào đó, họ cảm thấy hãnh diện trên thế gian khi lấy danh Đấng Christ để bao che cho vẻ bề ngoài của họ. Để rồi cuối cùng họ chỉ làm nên sự nhạo báng cho danh Ngài
_______________________________________________________________________________________________
TNHN | 17.11.2014 | Thật Khó Để Hiểu
Thật Khó Để Hiểu
Phân đoạn Kinh Thánh này cho thấy cách dân Y-sơ-ra-ên than phiền về những điều Chúa Giê-xu giảng dạy. Họ nghĩ Ngài thật nực cười và ngớ ngẩn khi phán rằng: Ngài từ trời xuống và sẽ ban sự sống đời đời cho những ai tin Ngài. Sau cùng, họ biết cha Ngài là Giô-sép và mẹ Ngài là Ma-ri. Họ phàn nàn vì họ nghĩ Ngài hoặc đang nói dối quá đáng hoặc Ngài thực chất là một kẻ khờ. Tại sao Ngài lại cố gắng thuyết phục mọi người rằng Ngài đến từ trời trong khi cha mẹ Ngài lại sống gần thành Ca-bê-na-um?
Giăng viết điều này như là một lời cảnh báo dành cho mọi người. Khi nói đến lời Chúa và cách Ngài bày tỏ lẽ thật với chúng ta, đừng nên cố gắng hiểu hết tất cả những gì bạn được nghe. Nếu bạn muốn trở thành Cơ Đốc nhân và hiểu được những sự giảng dạy của đức tin Cơ Đốc, thì bạn đừng nên xét đoán giáo lý Cơ Đốc bằng tâm trí mình để xác định chúng có đúng hay không. Thay vì vậy, bạn nên nói rằng: “Tôi sẽ không hỏi làm thế nào mà mọi điều này đều có nghĩa. Tất cả những gì tôi cần biết là: Đây có phải là Lời Chúa hay không. Nếu Chúa phán vậy, thì tôi sẽ làm theo.” Thông thường, tôi hay cảnh báo bạn đừng tranh cãi về những vấn đề tâm linh cao siêu hoặc cố hiểu rõ những điều đó. Vì ngay khi bạn cố gắng định nghĩa những vấn đề này và đặt chúng trong những thuật ngữ bạn có thể hiểu được, có thể bạn sẽ trượt chân và ngã rất đau đấy.
Origen và các giáo phụ khác đã kinh nghiệm điều này. Họ phạm sai lầm khi tiếp cận với những điều quá cao siêu. Họ đã cố gắng kết hợp lý luận, sự công chính thế gian với các giáo lý của đức tin Cơ Đốc. Những sự dạy dỗ này vượt xa lý luận của chúng ta.
Nghe: Bài học 17/11
_______________________________________________________________________________________________\
Kinh Thánh: “Vậy, anh em hãy chuẩn bị tâm trí, hãy tiết độ, đặt hi vọng hoàn toàn vào ân điển sẽ ban cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra.”(1 Phi-e-rơ 1:13)
_______________________________________________________________________________________________\
TNHN | 18.11.2014 | Đối Phó Với Chuyện Thế Tục
Đối Phó Với Chuyện Thế Tục
Áp-ra-ham đã tiến hành một kết ước ràng buộc với vua A-bi-mê-léc. Sự việc này không nên cho qua một cách đơn thuần và hời hợt theo thế tục. Thay vào đó, chúng ta nên cẩn thận chú ý những gì Áp-ra-ham làm ở đây, bởi những điều ấy có thể mang đến nhiều bài học cho chúng ta. Một số người nghĩ rằng Cơ Đốc nhân không nên dính líu đến các vấn đề cộng đồng. Nhưng câu chuyện này đi ngược lại với quan niệm sai lầm đó. Đức Chúa Trời không thiết lập hội thánh để tách rời gia đình và chính quyền, nhưng Ngài muốn hội thánh hỗ trợ hai cộng đồng này. Đó là lý do vì sao Áp-ra-ham, người cha của lời hứa đã không từ chối thề nguyện và bước vào một thỏa thuận thế tục mang tính ràng buộc với vị vua này.
Đừng ai dùng Cơ Đốc giáo như một cớ thuận tiện để không làm việc hoặc nắm giữ một chức vụ trong nhà nước, như là những người theo tôn giáo vẫn thường làm. Vì họ chỉ muốn tránh phục vụ người khác. Nhưng khi tránh điều này, họ đã phớt lờ mạng lệnh của Đức Chúa Trời là yêu Chúa và yêu người. Cuối cùng, họ sẽ nhận được những gì xứng đáng với hành vi giả tạo của mình.
Chúng ta nên xem xét cẩn thận luật pháp Đức Chúa Trời và tấm gương của Áp-ra-ham. Áp-ra-ham không chỉ liên quan đến những chuyện tôn giáo. Ông là một tiên tri của Đức Chúa Trời, nhưng ông cũng giải quyết các vấn đề về chính quyền và về gia đình của mình. Vì vậy, chúng ta cần những nhà lãnh đạo trên thế giới cũng như là trong Hội Thánh. Hội thánh không có quyền bỏ đi cấu trúc gia đình và chính phủ mà thay vào đó phải sẵn sàng hỗ trợ các cơ quan này.
Nghe: Bài học 18/11
_______________________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________________
TNHN | 19.11.2014 | Hãy Tha Thứ Và Bạn Sẽ Được Tha Thứ
Hãy Tha Thứ Và Bạn Sẽ Được Tha Thứ
Trong phần Kinh Thánh này, có thể một số người sẽ tự hỏi tại sao Đấng Christ lại đính kèm một điều kiện như vậy: “Nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi.” Ngài không kèm theo điều kiện tương tự nào trong các phần còn lại của bài cầu nguyện. Ngài đã có thể phán rằng: “Xin ban bánh cho chúng con mỗi ngày như khi chúng con cho con cái chúng con.” Hoặc là “Đừng để chúng con bị cám dỗ và chúng con sẽ không cám dỗ người khác.” Hoặc “Xin cứu chúng con khỏi điều ác, như khi chúng con cố giúp đỡ người khác.”
Không có phần nào trong bài cầu nguyện có điều kiện kèm theo giống như phần này. Ấn tượng còn lại của chúng ta có lẽ là chúng ta chỉ nhận được sự tha tội mình bằng cách tha thứ cho người khác. Vậy thì điều này có ý nghĩa gì với giáo lý cho rằng sự tha tội chỉ đến qua Đấng Christ và chỉ được nhận bởi đức tin?
Chúa Giê-xu phán lời cầu nguyện này để sự tha thứ của Đức Chúa Trời được liên kết với sự sẵn lòng tha thứ người khác qua chúng ta khiến cho việc yêu thương lẫn nhau trở thành một nhiệm vụ của Cơ Đốc nhân. Chúng ta nên luôn luôn tha thứ cho người khác. Sau đức tin nơi Đấng Christ, yêu thương và tha thứ cho người khác nên là mối quan tâm chính của chúng ta. Đừng nên gây ra nỗi đau cho người khác, mà hãy nhớ tha thứ cho họ ngay cả khi họ khiến chúng ta đau khổ, như chúng ta vẫn thường kinh nghiệm trong đời sống mình. Nếu như chúng ta không sẵn lòng tha thứ, hầu như chúng ta có thể chắc chắn rằng chính mình cũng không được tha thứ. Nếu chúng ta tràn đầy oán hận và thù địch, thì lời cầu nguyện sẽ bị hư hoại và mọi sự cầu xin trong lời ấy cũng sẽ bị từ chối. Chúng ta phải thành lập một cam kết yêu thương mạnh mẽ và bền vững với những Cơ Đốc nhân khác để giữ chúng ta được hiệp một. Khi chúng ta đến với Chúa trong sự cầu nguyện, chúng ta không nên phân chia thành những nhóm tách biệt khác nhau. Thay vào đó, chúng ta hãy để tình yêu thương dẫn dắt, chấp nhận những ý kiến bất đồng và duy trì sự hiệp một.
_______________________________________________________________________________________________
TNHN | 20.11.2014 | Sứ Mệnh Đấng Christ Ở Thế Gian
Kinh Thánh: “Vậy, anh em hãy chuẩn bị tâm trí, hãy tiết độ, đặt hi vọng hoàn toàn vào ân điển sẽ ban cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra.”(1 Phi-e-rơ 1:13)
Sứ Mệnh Đấng Christ Ở Thế Gian
Phúc âm cho chúng ta biết Đấng Christ là ai. Qua đó, chúng ta học biết rằng Ngài là Đấng Cứu Chuộc chúng ta. Ngài giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết, giúp chúng ta thoát khỏi bất hạnh và hòa giải chúng ta với Đức Chúa Cha. Ngài giúp chúng ta trở nên tin kính và cứu chúng ta ra khỏi những việc làm gian ác của mình. Bất cứ ai không nhận biết Đấng Christ theo cách này đều sẽ thất bại. Bởi vì, cho dù bạn đã biết Ngài là Con Đức Chúa Trời, biết Ngài đã chết, sống lại và ngồi bên hữu Đức Chúa Cha, thì bạn vẫn chưa hiểu hết về Đấng Christ. Những tri thức này không giúp ích gì được cho bạn. Nhưng bạn phải biết và tin rằng Ngài đã làm mọi điều này vì cớ bạn
Nghe: Bài học 20/11
Nghe: Bài học 20/11
_______________________________________________________________________________________________