Blogroll

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Những điều thú vị khi theo học ngành "Thiết Kế Đồ Họa"


   Những lợi thế của ngành thiết kế đồ họa.



1/Không sợ thất nghiệp

Bất cứ sản phẩm in ấn quảng cáo nào đều cần thiết kế, các sản phẩm giải trí, sự kiện lại càng đòi hỏi thiết kế đẹp để thu hút khách hàng, kinh tế càng khó khăn, cạnh tranh càng khốc liệt lại càng cần quảng cáo ấn tượng… do vậy designer không thiếu việc để làm.
Các yêu cầu thiết kế ngày càng tăng cao và có sự phân cấp, mức thấp chỉ đòi hỏi đảm bảo nội dung, ưa nhìn, ở mức cao đòi hỏi sự sáng tạo và ấn tượng. Tùy thuộ trình độ, kinh nghiệm, thời điểm làm việc mà các bạn trẻ có thể lựa chọn công việc
 cho bản thân mình.
Làm cộng tác viên chỉnh sửa ảnh, học việc thiết kế tại các công ty, nhà in, vừa đi làm
học hỏi, vừa bổ sung kinh nghiệm, đến lúc hoàn thành chương trình học cũng là lúc
đi làm fulltime, làm tại các công ty chuyên sâu về thiết kế. Đó là con đường khá
phổ biến của các bạn trẻ theo học ngành thiết kế đồ họa. Sau một thời gian tạo dựng
được uy tín, các yêu cầu thiết kế, các đối tác  làm việc sẽ tăng rất nhanh.

2/Thu nhập tốt

Thu nhập trong ngành thiết kế đồ họa rơi vào khoảng 6 triệu đồng/tháng. So với các ngành
 nghề khác, mức thu nhập này thuộc mức tốt và nằm trong tầm tay. Chỉ cần có năng khiếu,
 sáng tạo và sự cần cù, cầu tiến là bạn có thể tự kiếm được việc làm.
Một designer ngoài công việc tại công ty thường nhận thêm các công việc, dự án ngoài
làm thêm tại nhà như thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu, introbook             
 Những công việc này mang lại nguồn thu nhập đáng kể so với lương “cứng”.
Đối với những người có khả năng sáng tạo thì mức thu nhập càng cao, thậm chí không có
giới hạn.
Bài tập giống với yêu cầu công việc thực tế, do vậy các bạn theo học ngành thiết kế đồ họa
thường đi làm từ sớm.

3/ Môi trường làm việc thoải mái

Ngành thiết kế đồ họa là ngành mới do vậy các designer thường làm việc tại các công ty
trẻ trung, môi trường làm việc năng động. Tại các công ty chuyên về thiết kế, văn phòng
làm việc thường trang trí sinh động, nghệ thuật để tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên.
Đôi khi bạn có thể làm việc tại nhà, tại quán cafe, vừa làm vừa nghe nhạc để kích thích
sự sáng tạo.
Bạn được gì khi theo ngành thiết kế đồ họa
Không gian nghệ thuật, tạo cảm hứng làm việc.

4/ Công việc không nhàm chán

Thuộc ngành công nghiệp sáng tạo, ngành thiết kế đồ họa đòi hỏi chất xám, đầu tư trí tuệ.
Mỗi yêu cầu thiết kế đòi hỏi một cách thức thể hiện, nội dung khác nhau, không có chuyện
lặp đi lặp lại một thiết kế cho các sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với designer luôn phải
 tìm tòi, tạo ra những hình ảnh mới bắt mắt, ý nghĩa. Mỗi một sản phẩm thiết kế được
hoàn thành, được công chúng đón nhận là chính là niềm vui của designer.

5/Thời gian làm việc linh hoạt
Điều quan trọng nhất đối với designer là sản phẩm thiết kế chứ không phải thời gian
chôn chân tại văn phòng, vậy nên bạn có thể chơi dài cả tuần, đi sớm về muộn, làm việc
tại quán cafe…miễn là giao thiết kế đúng deadline và đảm bảo chất lượng.

6/Khả năng thăng tiến cao
Trong ngành Thiết kế đồ họa, năng lực mới là yếu tố quyết định vị trí chứ không phải
tuổi tác. Nếu bạn là người năng động, cầu tiến, sáng tạo, có khả năng quản lý và
làm việc nhóm, có rất nhiều cơ hội để bạn thăng tiến. Bắt đầu có thể là người thiết kế
tự do hay trợ lý thiết kế, nhưng trong quá trình làm việc bạn có thể trở thành trưởng nhóm
 dự án rồi giám đốc nghệ thuật, giám đốc sáng tạo hay cao hơn nữa.

7/Dễ nổi tiếng
Với lợi thế sẵn có về công cụ, cách thể hiện sinh động, những nội dung mang vấn đề xã hội
đều được các designer thể hiện thành các sản phẩm xem, nghe, nhìn độc đáo, được
công chúng hưởng ứng và lan truyền nhanh chóng trên mạng. Đó có thể là mẩu
truyện tranh, phim ngắn, phim hoạt hình hay các hình vẽ ngộ nghĩnh.
Bạn được gì khi theo ngành thiết kế đồ họa
Hoặc bạn có nhiều cơ hội làm việc với đối tác nước ngoài, những dự án game,
phim quy mô, tham gia thiết kế, sản xuất những sản phẩm truyền thông đại chúng,
được biết đến rộng rãi.



8/Nhiều cơ hội đoạt giải thưởng
Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, hàng ngày có rất nhiều cuộc thi lớn nhỏ, quy mô trong
 và ngoài nước khác nhau: thi thiết kế logo, thiết kế áo phông, thiết kế poster,
tranh minh họa, thiết kế bìa sách, thi ảnh, dàn trang báo chí… Đây là sân chơi sôi động
 cho các bạn trẻ thử sức, va chạm, tìm kiếm giải thưởng, làm dày CV cá nhân.
Bạn được gì khi theo ngành thiết kế đồ họa
Bạn Tôn Thất Phước Điền - học viên Arena Multimedia xuất sắc giành ngôi vị
quán quân cuộc thi thiết kế bìa sách Beyond the Cover năm 2013.

9/Tính chất công việc hiện đại, bắt kịp xu thế thế giới
Sự tiến bộ của internet đã rút ngắn khoảng cách công nghệ, thông tin giữa Việt Nam
và các cường quốc công nghệ khác. Các nhà thiết kế trong nước nhanh chóng tiếp cận
với các xu hướng thiết kế trên thế giới và có những thiết kế đúng “nhịp”của thời đại.
 Thiết kế phẳng, font chữ gấp giấy, màu sắc vintage… những trào lưu thiết kế thế giới
nhanh chóng có mặt và đưa vào ứng dụng tại Việt Nam. Những phần mềm đồ họa
cũng được update theo dòng chảy công nghệ chung.

10/Biên giới làm việc không giới hạn
Bạn ở Hà Nội không có nghĩa bạn chỉ có thể nhận các order thiết kế từ Hà Nội.
 Tính chất của ngành thiết kế cho phép các bạn trẻ trao đổi và làm việc qua internet,
 do vậy các designer hoàn toàn có thể nhận việc từ các tỉnh thành khác nhau trên cả nước,
 thậm chí nhận việc từ nước ngoài. Chỉ cần khá về tiếng Anh, tác phong làm việc
 chuyên nghiệp, đúng hẹn, mạnh dạn thử sức, những hợp đồng nước ngoài sẽ mang lại
 lợi nhuận cao và nhiều trải nghiệm thú vị.
Ngành Thiết kế đồ họa có rất nhiều ưu điểm, phù hợp với các bạn trẻ năng động,
tuy nhiên không phải ai cũng có thể theo đuổi ngành này. Để thành công trong
 ngành thiết kế, bạn cần có tư duy thẩm mỹ, khả năng sáng tạo; quan trọng nhất là
 niềm yêu thích, đam mê với nghề, chịu khó rèn luyện và học hỏi.

Các lĩnh vực cơ bản trong ngành thiết kế đồ họa:

- Thiết kế quảng cáo
- In ấn và xuất bản
- Thiết kế website và các ứng dụng online
- Thiết kế Games và các sản phẩm tương tác
- Hoạt hình 3D
- Thiết kế nội thất
- Biên tập âm thanh
- Quay phim, dựng phim, xử lý hậu kỳ và kỹ xảo điện ảnh


0 nhận xét:

Đăng nhận xét